Đuối nước là gì? Hướng dẫn cách cứu người bị đuối nước

15/01/2021 00:15 UTC - Lượt xem: 34970

Đuối nước là gì? Nguyên nhân và cách cứu người bị đuối nước như thế nào? Theo dõi bài viết sau đây của Bilico Miền Nam để trang bị kiến thức về chết đuối một cách tốt nhất nhé.

Đuối nước là gì

Đuối nước là gì?

Đuối nước là quá trình suy giảm hô hấp do chìm / ngâm trong nước. Khi khí quản bị nước xâm nhập sẽ cản trở quá trình hô hấp. Phổi trở nên nặng hơn và oxy ngừng cung cấp cho tim. Nếu phổi không được cung cấp oxy, cơ thể sẽ ngừng hoạt động.

Về mặt hiện tượng nhận thấy, có thể tạm chia đuối nước thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn bắt đầu chìm.
  • Giai đoạn nạn nhân hít phải nước và thanh quản có phản xạ, trong khi phổi vẫn còn khô.
  • Giai đoạn đường thở tràn dịch, tăng tiêu thụ oxy trong khi cơ thể đang bị thiếu oxy. Ở giai đoạn này, các mô phổi có thể bị tổn thương. Nếu như người gặp nạn không được đưa lên bờ để sơ cấp cứu thì nạn nhân có thể tử vong.

Đuối nước là tình trạng khí quản bị nước xâm nhập

Người bình thường có thể nín thở trong khoảng 30 giây. Đối với trẻ em, thời gian nín thở thậm chí còn ngắn hơn. Một người có sức khỏe tốt và được luyện tập thường xuyên vẫn có thể nín thở chỉ trong 2 phút.

Nếu một người bị ngập nước sau khi hít thở trong nước 4 đến 6 phút. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương não và cuối cùng là tử vong do chết đuối.

Dấu hiệu của tình trạng đuối nước là gì?

Sạu khi đã hiểu rõ về khái niệm “Đuối nước là gì?”, thì các dấu hiệu của nó có lẽ cũng nhận được nhiều quan tâm. Đuối nước căn bản là tình trạng thiếu oxy không thể hô hấp được. Những người gặp tình trạng này sẽ có những biểu hiện có thể nhắc đến như sau:

  • Thở nhanh, thở gấp, khó thở, đau xương ngực
  • Tim đập nhanh, huyết áp tụt, nhịp tim rối loạn
  • Không tự chủ được, hiện tượng co giật
  • Da tím tái, đờm có máu
  • Phù não

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đuối nước 

Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân đuối nước được tổng kết như sau:

  • Không biết bơi: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đuối nước hay chết đuối hiện nay. Thông thường khi có kỹ năng bơi cơ bản nguy cơ đuối nước sẽ thấp hơn.
  • Chuột rút khi đang bơi: Chuột rút là một trong những hiện tượng có thể gặp khi bơi lội. Trường hợp này nếu không có cách xử lý nhanh sẽ dẫn tới đuối nước. Ngay kể cả những người có kỹ năng bơi lội cũng có thể bị chuột rút, thậm chí dẫn tới tử vong.
  • Không có trang thiết bị cứu hộ: Bơi lội tại địa điểm không được trang bị đầy đủ đồ cứu hộ có thể khiến việc cứu hộ chậm, dẫn tới đuối nước.

Hậu quả của đuối nước là gì?

Tình trạng đuối nước gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người. Một số hậu quả có thể kể đến như:

  • Đuối nước có thể dẫn đến tử vong.
  • Nếu được cứu sống thì di chứng của đuối nước ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe con người:
    • Đuối nước gây ra các biến chứng về phổi, suy hô hấp cấp, viêm phổi,… Bởi do thiếu oxy trong cơ thể.
    • Gây ra tổn thương não hoặc ảnh hưởng về mặt thể chất. Mất cân bằng về dịch cơ thể và các chết hóa học.
    • Đuối nước cũng có thể gây ra tình trạng sống thực vật vĩnh viễn

Vì vậy, việc sơ cứu cho người bị đuối nước là rất quan trọng. Việc thời gian nạn nhân ở dưới nước bao lâu không quyết định việc thành công của hành động sơ cứu.

Hướng dẫn cách cứu người đuối nước hiệu quả

Trước khi thực hiện thao tác cứu người cần nắm chắc và nhận biết tình trạng có đúng là bị đuối nước hay không? Theo thông tin từ chuyên gia nạn nhân đuối nước sẽ có biểu hiện như sau:

  • Vùng vẫy liên tục.
  • Miệng cố ngoi lên trên mặt nước.
  • Tay với và khua liên tục.

Cách xử lý khi bị đuối nước

Khi nhận thấy các dấu hiệu trên có nghĩa là nạn nhân đang trong tình trạng đuối nước. Nếu bạn không biết bơi hãy hô thật to để thu hút người đến cứu hộ.

Cứu người bị đuối nước khi bạn không biết bơi

Khi thực hiện cứu người đuối nước không biết bơi, các phương án sau đây có thể áp dụng ngay:

  • Trường hợp nạn nhân ở gần bờ: Thực hiện tư thế nằm sấp với chân dang rộng, tay với ra phía trước theo hướng về người bị nạn. Miệng hô: “Hãy bám lấy tay của tôi”. Lưu ý là không thực hiện cứu người bị nạn ở tư thế đứng vì không đảm bảo độ vững chắc.

Cứu người bị đuối nước khi bạn không biết bơi

  • Trường hợp nạn nhân ở xa bờ: Bạn có thể sử dụng hệ thống các thiết bị cứu hộ để kéo nạn nhân vào bờ. Người cứu hộ có thể sử dụng sào cứu hộ hoặc móc cứu hộ. Một vài tình huống có thể sử dụng phao bơi tròn, ném về phía người bị đuối nước. Khi ném cần hô to để thu hút sự chú ý của người bị nạn.

Trường hợp nạn nhân đuối nước ở xa bờ

 

Cứu người bị đuối nước khi bạn biết bơi

Khi phát hiện người bị đuối nước mà bạn có khả năng bơi lội, tự tin với khả năng của mình, bạn có thể nhảy ngay xuống nước để đưa nạn nhân vào bờ. Bạn cần ghi nhớ mang theo phao bơi tròn hoặc áo phao để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Cứu người bị đuối nước khi bạn biết bơi

 

Khi tới gần vị trí của người bị nạn có thể ném phao để họ bám vào. Sau đó, người cứu hộ tiếp tục bơi tới vị trí nạn nhân để kéo người bị nạn vào bờ.

Lưu ý không nên bơi ở vị trí quá gần người bị đuối nước vì rất có thể trong cơn vùng vẫy họ sẽ kéo bạn khiến cả 2 rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Hướng dẫn cách sơ cứu người bị đuối nước nhanh chóng, giảm rủi ro

Khi xảy ra tình huống bị đuối nước, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp dưới đây:

Bước 1: Tiến hành kiểm tra đường thở của nạn nhân

Bước này rất quan trọng, việc đầu tiên là kiểm tra xem họ có còn thở hay không. Trường hợp người bị nạn không còn thở có thể thực hiện việc bắt mạch ở cổ tay hoặc cổ nạn nhân trong 10 giây.

Bước 2: Thực hiện hồi sức tim phổi

Khi bước 1 cho kết quả là mạch người bị đuối nước không còn đập, bạn cần nhanh chóng tiến hành các động tác để hồi sức tim phổi.

 

Thực hiện hồi sức tim phổi

 

  • Đặt gốc cổ tay lên giữa ngực người bị nạn.
  • Đặt lòng bàn tay này lên mu bàn tay còn lại, trong khi phần khuỷu tay luôn được giữ thẳng. Phần vai vuông góc với 2 tay còn lại.
  • Thực hiện ép tim 30 lần với tần suất 100 lần/phút.
  • Mỗi lần ấn sâu khoảng 5cm, sau đó kiểm tra xem nạn nhân đã thở lại hay chưa.

 

Đặt tay lên giữa ngực người bị nạn

 

Bước 3: Hô hấp nếu nạn nhân không tự thở

Thực hiện theo các bước dưới đây:

 

Hô hấp nhân tạo

  • Đặt người bị nạn ở tư thế nằm ngửa sau đó nâng cằm lên.
  • Dùng tay để kẹp mũi đồng thời áp miệng sát với miệng nạn nhân để thổi ngạt với tần suất 2 lần/giây.
  • Hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim cho tới khi nạn nhân có thể tự thở hoặc được sự hỗ trợ của đội ngũ y tế.

Cách phục hồi chức năng cho người đuối nước

Giảm trương lực cơ và tăng cường cơ lực là cách để bạn phục hồi sức khỏe sau khi bị đuối nước. Việc này tạo cơ hội tốt cho các vận động chức năng và kích thích sự phát triển vận động theo thời gian. Giúp tăng cường khả năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày và kích thích giao tiếp sớm, phát triển ngôn ngữ, tư duy.

Tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động cho người bị đuổi nước. Ngoài ra, còn giúp duy trì lực của cơ và lưu thông máu huyết. Đồng thời kết hợp ăn uống đầy đủ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng.

Cách để hạn chế tình trạng đuối nước như nào?

Để hạn chế tình trạng đuối nước đối với cả người lớn và trẻ em. Chuyên gia khuyến cáo các biện pháp dưới đây:

  • Học bơi: Đây là giải pháp bền vững và hiệu quả hàng đầu. Biện pháp có thể giúp tự giải cứu bản thân khi gặp các trường hợp khẩn cấp. Với trẻ nhỏ nên học bơi sớm. Môn thể thao vừa giúp phát triển thể chất vừa giảm thiểu tối đa nguy cơ đuối nước.
  • Bơi lội ở những bể bơi an toàn: Hãy tìm tới các trung tâm bơi lội, bể bơi kinh doanh được trang bị đầy đủ thiết bị cứu hộ. Ngoài ra với trẻ nhỏ nên tập luyện tại các bể bơi có đội ngũ giám sát túc trực thường xuyên.
  • Không bơi lội ở những nơi vắng người: Khu vực suối, ao hồ thường có dòng nước sâu, chảy xiết. Vì vậy cần lưu ý không để trẻ nhỏ tắm, bơi hoặc vui chơi tại những khu vực này.

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi đuối nước là gì và hướng dẫn cách cứu người bị nạn. Hy vọng bài viết của Bilico Miền Nam đã mang đến cho bạn đọc những hiểu biết bổ ích để có thể xử lý khi cần thiết.

 




Bài xem nhiều