Nước hồ bơi có làm đen da không? Lời khuyên khi đi bơi
Nước bể bơi có những gì? Nước hồ bơi có làm đen da không?
Thành phần của nước bể bơi bao gồm: các vi sinh vật, lượng dầu của cơ thể tiết ra khi bơi như mồ hôi, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt,… Do đó người ta sử dụng thành phần khử khuẩn Clo và muối.
Trong đó clo là chất được sử dụng để làm sạch hồ bơi. Hai dạng chính của hóa chất này bao gồm calcium hypochlorite (rắn) và sodium hypochlorite (lỏng). Hai hợp chất khi hòa tan vào nước sẽ tạo ra axit hypochlorous giúp diệt vi khuẩn có trong nước, phá vỡ màng lipid và diệt ấu trùng bên trong của tế bảo vi khuẩn thông qua phản ứng oxy hóa.
Nước hồ bơi có làm đen da bởi nguồn nước bể bơi có hàm lượng clo cao, clo sẽ tác động rửa trôi màng axit bảo vệ da khiến da mất nước, bị bào mòn và dễ dàng bị tổn thương. Hơn nữa khi bơi lội dưới điều kiện ánh nắng, clo sẽ phản ứng với ánh nắng mặt trời, sắc tố da melanin hoạt động mạnh gây đen da.
Điều này cũng xảy ra tương tự với nước bể bơi có hàm lượng muối cao. Muối có tác dụng tẩy tế bào chết, nếu tiếp xúc quá nhiều với da sẽ làm ăn mòn da.
Cách đi bơi không đen da
Làm thế nào để đi bơi không bị đen da là câu hỏi phổ biến của hầu hết những ai có ý định đi bơi vào mùa hè. Khi đi bơi bạn có thể bị đen da, đặc biệt là các hồ bơi ngoài trời và có nắng. Bạn vẫn có thể thỏa sức bơi lội tại hồ bơi mà không bị ảnh hưởng làm đen da khi thực hiện các biện pháp dưới đây.
#1. Tắm tráng trước và sau khi xuống bể bơi
Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả đặc biệt. Khi tắm qua nước sạch trước khi xuống bể bơi cơ thể có thể tạo ra một lớp màng bảo vệ cho da. Thời tắm tráng là từ 2 đến 5 phút. Khi da có đủ độ ẩm đồng thời ở trong trạng thái bão hòa da thì sẽ hạn chế tới mức tối đa việc hấp thụ clo.
Tuy nhiên việc tắm tráng trước khi xuống bể bơi chỉ có tác dụng ngắn hạn. Vì thế nếu như thời gian ở dưới nước quá lâu thì có thể khiến tác dụng này kém đi.
Bên cạnh đó, ngay khi ra khỏi hồ bơi bạn cần thực hiện việc tắm tráng kỹ một lần nữa với nước sạch để loại bỏ những chất không cần thiết trên da. Phương pháp này sẽ giúp bảo vệ làn da bạn khỏi ảnh hưởng của clo còn xót lại trên da.
#2. Sử dụng đồ bơi kín tay
Đây là phương pháp hạn chế tới mức tối đa tác dụng của clo với ánh nắng. Dĩ nhiên khoảng tiếp xúc càng ít thì càng tốt. Tuy nhiên phương pháp này sẽ khiến chị em hạn chế việc diện những mẫu áo tắm xinh đẹp và gợi cảm.
#3. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Cách làm đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn những bể bơi trong nhà hoặc bể bơi có mái che. Để không phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong quá trình bơi lội.
Bơi lội tại các bể bơi trong nhà để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
►► Xem thêm: Cách chữa dị ứng nước hồ bơi hiệu quả nhanh chóng
Trường hợp không tìm được bể bơi trong nhà, bạn có thể chọn khoảng thời gian đi bơi vào lúc sáng sớm. Hoặc chiều muộn khi đã hết ánh nắng. Không nên bơi vào khoảng thời gian từ 10 giờ tới 16 giờ. Khoảng thời gian này tia cực tím sẽ hoạt động mạnh nhất, có thể gây ảnh hưởng đến da.
#4. Sử dụng kem chống nắng kết hợp kem dưỡng da
Nước Clo và ánh nắng mặt trời là nguyên nhân trực tiếp khiến da bạn bị sạm đen khi bơi. Vì vậy sử dụng kem dưỡng da kết hợp với kem chống nắng khi đi bơi sẽ ngăn chặn tia uv. Và các sinh vật có trong nước làm hại cho da.
Như vậy, bạn và Bilico Miền Nam đã tìm ra lời giải cho câu hỏi “Nước hồ bơi có làm đen da không?“. Bơi là môn thể thao tốt cho sức khỏe và giúp giải tỏa cái nóng của mùa hè. Do đó, bạn hãy chuẩn bị kiến thức cần thiết trước khi đi bơi nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.