TSS là gì? Ảnh hưởng của TSS trong nước

TSS là gì?
TSS là gì? – TSS là từ viết tắt của Total Suspended Solid, hay còn có nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng. Hiểu đơn giản thì đây là các hạt nhỏ có tồn tại ở trạng thái lơ lửng ở trong nước. Khác với các hạt chất rắn lắng sâu dưới nước. TSS là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá về chất lượng nước.
Các hạt này có thể là hạt vô cơ như tảo, vi khuẩn,… hoặc các hạt hữu cơ: đất sét, bùn,…
Các từ chuyên ngành liên quan đến TSS
TSS là một yếu tố quan trọng để đánh giá về chất lượng của nước. Xung quanh nó sẽ có nhiều từ ngữ chuyên ngành liên quan. Cụ thể như sau:
Suspended solids là gì?
Đây là từ chỉ các chất rắn có độ lớn hơn 2 micro có trong nước. Nhỏ hơn 2 micro là chất rắn hòa tan không phải chất rắn lơ lửng. Chất rắn này đến từ mọi loại vật trôi nổi trong nước. Dù là sinh vật vô cơ hay vật liệu phân hủy hữu cơ cũng đều đóng góp vào nồng độ của TSS. Khi tảo, vi khuẩn, động thực vật phân hủy tan rã dưới nước đều tách ra thành chất rắn lơ lửng.
Các kết tủa hóa học cũng được tính là chất rắn lơ lửng. Vậy tổng chất rắn lơ lửng TSS được coi là 1 yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đánh giá mức độ đục trong của nước. TSS càng cao thì nước càng đục và ngược lại.
Độ đục của nước
Độ đục của nước là yếu tố chính để xác định quang học mức độ đục trong của nước. Nước đục xuất hiện kèm theo nhiều vẩn đục. Ảnh hưởng đến tính chất vật lý của nước. Bùn, vẩn đục xuất hiện ở trong nước là do các chất rắn lơ lửng và vật liệu màu có trong nước hòa tan. Chất lượng nước thường chỉ ra chỉ số đục của nước. Nó được tính bằng tỉ lệ giữa độ trong và tổng chất rắn lơ lửng.
Độ đục của nước
Độ đục có thể được hình thành từ bùn hoặc đất sét, từ các sinh vật vô cơ hoặc chất hữu cơ. Ngoài ra độ đục cũng được hình thành từ các chất hữu cơ có màu, chất hữu cơ hòa tan, hay các chất liệu có thể làm đổi màu của nước. Các chất hòa tan có màu còn có tên gọi khác là chất nhuộm mùn. Chúng được tạo ra bở các lá cây bị mục nát trong nước, giải phóng tannin và nhiều phân tử khác khiến nước bị đổi màu.
Độ đục của nước chỉ ra sự thay đổi nồng độ TSS
Tuy nhiên, để đo TSS lại không dùng mức độ đục. Độ đục chỉ dùng để ước lượng và là một phép đo có tính chất tương đối. Người ta sử dụng độ đục để chỉ ra sự thay đổi trong nồng độ chất rắn lơ lửng có trong nước
Độ trong của nước
Đây là đặc tính vật lý của nước được xác định bằng độ sâu mà ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua trong nước. Ánh sáng soi được càng sâu thì nước càng trong. Nơi mà ánh sáng mặt trời soi được sẽ được gọi là vùng ánh sáng. Nước càng trong, vùng ánh sáng sẽ càng sâu và khả năng quang hợp được càng lớn.
Dựa vào tính chấp hấp thụ ánh sáng của nước thì vùng ánh sáng có thể sâu tới 200m. Như đã nói, độ trong liên quan trực tiếp đến mức độ đục. Vì độ đục có thể coi là thước đo của độ trong. Độ trong của nước còn ảnh hưởng trực tiếp bởi lượng ánh sáng mặt trời, chất rắn lơ lửng, chất rắn hòa tan có trong nước.
Ngoài ra độ mặn cũng sẽ ảnh hưởng đến độ trong của nước. Điều này xảy ra do muối đối với sự kết tụ cùng với tốc độ lắng xuống của các hạt lơ lửng. Có thể nói rằng, các ion muốn thu thập các hạt lơ lửng và sự kết tụ làm tăng trọng lượng của chúng, khiến chúng bị đọng xuống dưới đáy.
Nhờ vào cơ chế này, biển và sông sẽ có độ trong cao hơn so với ao, hồ. Môi trường của biển có khả năng bồi lắng cao hơn nên chất rắn bị kéo ra khỏi cột nước và đọng xuống dưới đáy.
Sự liên quan giữa độ đục, độ trong và TSS
Tất cả những thông số trên đều liên quan trực tiếp đến các hạt có trong nước. Độ đục được xác định nhờ vào lượng ánh sáng mặt trời tán xạ. Phép đo này có thể ước tính được nồng độ chất rắn hòa tan nhưng chưa thực sự chính xác. Độ đục không gồm bất kỳ loại chất rắn hay khối lượng chất rắn nào. Ngoài ra, độ đục còn có thể bị ảnh hưởng bởi chất rắn hòa tan có màu. Chất hòa tan có màu không thuộc TSS nhưng nó tạo ra độ đục giả và có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời.
Mặt khác, tổng chất rắn lơ lửng TSS là tổng số lượng vật rắn có trong 1 thể tích nước. Đây là 1 phép đo cụ thể và trực tiếp tổng các chất rắn có trong một vùng nước. Vậy nên TSS có thể tính được độ lắng xuống của chất rắn, còn độ đục thì không thể tính được.
Sự thâm nhập của ánh sáng mặt trời ảnh hưởng trực tiếp tới độ trong của nước. Mặc dù chúng có thể xác định được bằng cách thông qua tổng lượng chất rắn lơ lửng, và ảnh hưởng bởi chất rắn hòa tan có màu hay các chất rắn hòa tan khác. Độ trong của nước là cách xác định chủ quan nhất trong 3 thông số vì cách xác định thông thường bằng quan sát của con người chứ không thông qua thiết bị máy móc nào.
Tác hại của nước có nồng độ TSS cao
Nước có chỉ số TSS cao sẽ gây ra một số tác hại như sau:
Sự gia tăng đột ngột mức độ đục trong 1 vùng nước rõ ràng so với thời gian trước đó là một tín hiệu nguy hiểm. Chất rắn lơ lửng quá mức sẽ làm giảm đi chất lượng của nước của sinh vật sống. Hạn chế, cản trở giao thông đường thủy và làm tăng nguy cơ lũ lụt.
Giảm sự thâm nhập ánh sáng mặt trời do chất rắn lơ lửng làm che khuất tầm nhìn, giảm khả năng tìm kiếm thức ăn. Ngoài ra chúng còn gây ra hiện tượng tắc mang cá, làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng.
Tác hại của nước có nồng độ TSS cao
Các chất gây ô nhiễm nguồn nước như kim loại hòa tan, mầm bệnh có thể hòa tan chung với chất rắn lơ lửng và xâm nhập vào nguồn nước. Một số mầm bệnh có thê gây hại cho cả con người. Đặc biệt là giảm nồng độ oxy hòa tan trong quá trình bị phân hủy.
Thông qua bài viết bạn đã có thể nắm bắt TSS là gì? Sự ảnh hưởng và tác hại có trong nước khi nồng độ TSS quá cao. Liên hệ trực tiếp với Bilico để được tư vấn trực tiếp. Hotline: 0912644646