PPM là gì? 1 ppm bằng bao nhiêu? Cách sử dụng đơn vị ppm

07/05/2021 14:32 UTC - Lượt xem: 76619

PPM là gì? 1 ppm có giá trị bằng bao nhiêu? PPM được sử dụng như thế nào? Nếu bạn vẫn còn bỡ ngỡ về khái niệm PPM thì bài viết sau đây chính là dành cho bạn.

PPM là gì

1. PPM là gì? 1 ppm bằng bao nhiêu?

Theo Wikipedia, PPM là chữ cái viết tắt của Parts Per Million, có nghĩa là “một phần triệu“. Đây là đơn vị đo tương đối thấp, dùng để chỉ tỷ lệ của lượng một chất trong tổng số lượng của hỗn hợp chứa chất đó.

PPM cũng được biết đến đơn vị trong nhiều lĩnh vực khoa học như hóa học, vật lý, điện tử. khí tượng. Tùy từng trường hợp, đơn vị này được hiểu là thể tích, khối lượng, số hạt (số mol) với cách quy đổi như sau:

1 PPM ~ 1/ 1 000 000 (10-6)

2. PPM được dùng để làm gì?

Như đã trình bày ở trên về khái niệm ppm, PPM là 1 loại đơn vị đo có giá trị cực kỳ thấp. Chính vì vậy, nó chỉ dùng để đo kim loại, khí hiếm tại các mật độ tương đối thấp. PPM thường được sử dụng thường xuyên cho các vấn đề liên quan đến khí thải, ô nhiễm môi trường. Cụ thể là:

2.1. Đo nồng độ TDS

Việc xác định tỷ lệ về lượng của một chất trong hỗn hợp là điều cần thiết trong một số ngành nghề. Tùy vào các trường hợp, PPM có thể là số hạt, thể tích hay khối lượng,… Theo đó, ta hay gặp PPM trên các thiết bị đo nồng độ TDS hoặc nồng độ chất rắn trong nước.

Đo nồng độ TDS

Cụ thể là, 1 bơm định lượng bơm hóa chất vào dây chuyền xử lý chính với tốc độ dòng chảy tỉ lệ QP = 134 PPM. Theo đó ta có thể biểu thị theo các dạng đơn vị khác nhau như sau: 134 µL/L, 134 cm3 / m3, 134 µgal/gal,…

2.2. Đo sự dịch chuyển hóa học

Ngoài câu trả lời về ppm là gì kể trên, ppm còn biểu thị bằng phần triệu của tần số đo so với tần số tham chiếu. Theo đó, tần số tham chiếu phụ thuộc vào từ trường của thiết bị và phần tử được đo, được biểu thị bằng MHz. Các dịch chuyển hóa học được thể hiện bằng PPM (hay Hz / MHz).

Đo sự dịch chuyển hóa học

2.3. Các vấn đề khác

Trên thực tế, đơn vị của từng phần PPM có thể được kí hiệu là kg/kg, mol/mol, m3/m3 ,… Để phân biệt điều này, người ta thường thêm chữ “W” vào chữ viết tắt như PPMW, PPBW,… với W viết tắt của trọng lượng.

Việc sử dụng ký hiệu từng phần (PPM) khá cố định trong các lĩnh vực khoa học hầu cụ thể. Chính vì thế, một số nhà nghiên cứu thường xuyên sử dụng các đơn vị riêng như mol/mol, volume/volume,… hoặc rất nhiều đơn vị khác nhau.

3. Phương pháp tính hàm lượng ppm

Thông thường, việc xác định bằng đơn vị PPM thể hiện cho nồng độ của chất trong dung dịch hoặc nồng độ của các thành phần bên trong dung dịch nước. Chính vì vậy, các công thức tính nồng độ PPM cụ thể như sau:

  • C(ppm) = 1 000 000 x m(chất tan) / (m dung dịch + chất tan).
  • C(ppm) = 1.000.000 x m dung dịch/m ( cả 2 đều có đơn vị là mg)
  • C (ppm) = m tan (mg)/ V (l)

Thêm vào đó, khi nồng độ chỉ chiếm 1 ppm tương ứng với 1 miligam/1 lít chất lỏng hoặc trên 1kg, chất được coi là cực kỳ loãng. Vì vậy, 1 ppm = mg/kg hay 1 ppm = mg/l.

 

Phương pháp tính hàm lượng PPM

 

4. Cách quy đổi giá trị PPM

PPM thường được quy đổi sang nhiều loại, với nhiều mức đơn vị khác nhau. Theo đó, 2 yếu tố cần được chú ý bao gồm nồng độ C và mật độ dung dịch P. Các công thức đổi được tổng hợp như sau:

4.1 Chuyển đơn vị ppm sang thành phần thập phân

  • P(thập phân) = P(ppm)/1.000.000
  • P(ppm) = P(thập phân) x 1.000.000

4.2 Chuyển đơn vị ppm sang phần trăm

  • P(%) = P(ppm)/10.000
  • P(ppm) = P(%) x 10.000

4.3 Chuyển đơn vị ppm sang ppb

  • P(ppb) = P(ppm) x 1.000
  • P(ppm) = P(ppb)/1.000

4.4 Chuyển đơn vị miligam/lít sang ppm

C(ppm) = C(mg/kg) = 1000 x C(mg/l)/P(kg/m3)

Tuy nhiên, tại nhiệt độ 20 độ C, công thức chuyển đổi trong dung dịch nước sẽ là:

C(ppm) = 1000 x c(mg/l)/998,2071(kg/m3) ≈ 1 (l/kg) x C (mg/l)

Theo đó, trong dung dịch nước, đơn vị PPM thiết lập:

C(ppm) ≈ C(mg/l)

 1ppm = 1mg/l

4.5 Chuyển đơn vị từ g/l sang ppm

 C(ppm) = 1000 x C(g/kg) =106 x C(g/l)/P (kg/m3)

Ngoài ra, khi ở nhiệt độ 20 độ C, trong dung dịch nước có công thức sau:

C(ppm) = 1000 x C(g/kg)= 106 x C(g/l)/998,2071 (kg/m3) ≈ 1000 x c (g/l)

 

PPM là gì? Chuyển đổi đơn vị khác sang PPM

 

4.6 Chuyển đơn vị từ mol/lít sang ppm

 C(ppm) = C(mg/kg) = 106 x C(mol/l) x M(g/mol) / P(kg/m3)

Khi ở nhiệt 20 độ C, trong dung dịch sẽ chuyển đổi công thức như sau:

C(ppm) = C(mg/kg) = 106 x C(mol/l) x M(g/mol) / 998,2071(kg/m3) ≈ 1000 x C(mol/l) x M(g/mol).

 

Cách quy đổi giá trị PPM

 

5. Các đơn vị có liên quan đến ppm

Tên Ký hiệu Hệ số
Phần trăm %         10-2
Phần nghìn      10-3
Phần triệu        Ppm    10-6
Phần tỷ            Ppb      10-9
Phần nghìn tỷ Ppt       10-12

 Ngoài ra, còn 1 số đại lượng đặc biệt liên quan đến PPM như sau:

  • PPMW viết tắt của Parts Per Million by Weight là một đơn vị con của PPM biểu thị các phần trên một triệu trọng lượng. Đơn vị này thường được dùng để đo một phần trọng lượng của miligam trên kilogam (mg/kg).
  • PPMV là kí hiệu của Parts Per Million by Volume cũng là 1 đơn vị con của PPM được hiểu là phần trên một triệu thể tích. Đây là một đơn vị dùng để đo một phần khối lượng của mililit trên mét khối (ml/m3).

 6. Các tiêu chuẩn liên quan đến PPM 

Như đã trình bày ở trên, lượng PPM được thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong mỗi hợp chất, sản phẩm nồng độ PPM cũng theo 1 mức đạt chuẩn đảm bảo chúng có thể được sử dụng ổn định, an toàn. Tham khảo chi tiết qua những chia sẻ sau đây.

6.1. Nồng độ Clo trong bể bơi và các chỉ số khác

Chỉ tiêu PPM tối thiểu PPM lý tưởng PPM tối đa
Clo dư 1 1 – 3 10
Clo kết hợp 0 0 0.2
Brom 2 2 – 4 10
pH 7.2 7.4 – 7.6 7.8
Tổng kiềm 60 80 – 100 180
TDS 300 1000 – 2000 3000
Độ cứng canxi 150 200 – 400 500 – 1000
Tiêu chuẩn nước bể bơi Xem chi tiết tại: https://thietbibeboi.info/blog/tieu-chuan-nuoc-be-boi

 6.2. Nồng độ khí CO2 có trong không khí

Độ ẩm tương đối (%) Nồng độ CO (ppm) 

Tốc độ dòng ở nhịp thở

20 nhịp/phút (L/phút)           

Nhiệt độ khi thử nghiệm (oC) Số lần đo

 

95 ± 3  10.000 30        27 ± 3 3
95 ± 3 5000    30        27 ± 3 3
95 ± 3 2500 30        27 ± 3 3

 6.3. Nồng độ của OZONE trong các lĩnh vực

Lĩnh vực ứng dụng             Nồng độ Ozone (ppm)  Thời gian tiếp xúc (phút)
Bể bơi 0.3 – 0.7          1
Tháp làm mát  0.2 – 0.5          2
Thẩm thấu ngược       0.3 – 0.5          4 – 5
Nước uống      1.0 – 2.0 5 – 10
Rửa rau, quả   0.2 – 0.4          1 – 5
Rửa hải sản    0.1 – 0.15        1 – 2
Làm vườn       0.1 – 0.5          2 – 5

 6.4. Nồng độ Ozone ứng dụng trong không khí

Tẩy uế không khí        0.02 – 0.04 ppm
Khử mùi không khí      0.03 – 0.06 ppm
Khử trùng không khí   0.05 – 0.08ppm
Khử trùng dụng cụ phẫu thuật            0.05 – 0.06 ppm
Kho bảo quản 0.03 – 0.05 ppm

6.5. PPM ứng dụng trong các loại cây ăn quả

Tên cây trồng Độ PH cho cây category cF ppm
Chuối 5.5-6.5 M 18-22 1260-1540
Cây việt quất 4.0 -5.0 M 18-20 1260-1400
Dưa lưới 5.5-6.0 H 20-25 1400-1750
Chanh leo 6.5 M 16-24 840-1680
Đu đủ 6.5 H 20-24 1400-1680
Dứa 5.5-6.0 H 20-24 1400-1680
Dâu 6 M 18-22 1260-1540
Dưa hấu 5.8 M 15-24 1260-1680

6.6. PPM ứng dụng trong các loại rau ăn lá

Tên cây trồng Độ PH cho cây Category         cF ppm
Bông cải xanh 6.0-6.8 H 28-35 1960-2450
Bắp cải cuộn 6.5 H 25-30 1750-2100
Cải bắp 6.5-7.0 H 25-30 1750-2100
Cà rốt 6.3 M 16-20 1120-1400
Súp lơ 6.5-7.0 M 5-20 1050-1400
Cần tây 6.5 M 18-24 1260-1680
xà lách, rau diếp 6.0-7.0 L 8-12 560-840
Đậu bắp 6.5 H 20-24 1400-1680
Hành 6.0-6.7 L 14-18 980-1260
Đậu Hà Lan 6.0-7.0 L 8-18 980-1260
Khoai tây 5.0-6.0 H 20-25 1400-1750
Bí đỏ 5.5-7.5 M 18-24 1260-1680
Bắp, Ngô Ngọt 6 M 16-24 840-1680
Khoai lang 5.5-6.0 H 20-25 1400-1750
Cà Chua 6.0-6.5 H 20-50 1400-3500

7. Cách sử dụng đơn vị PPM

Thực tế, PPM thường được dùng để đo mật độ đối với thể tích hoặc khối lượng thấp nên thích hợp sử dụng trong trong việc đo lượng chất có trong hỗn hợp đó. Theo đó, đơn vị này được sử dụng phổ biến như sau:

7.1. Dùng trong các dung dịch hóa học loãng

PPM được dùng để kiểm tra mức độ đa dạng trong nước hay còn được hiểu các chất hòa tan, tồn tại trong môi trường nước. Theo đó, mật độ của nước được lấy mặc định là 1g/mL để dễ dàng xác định các chất khác.

7.2. Sử dụng trong thủy canh

Bên cạnh đó, PPM còn được ứng dụng trong lĩnh vực thủy canh. Cụ thể là đo mật độ ion của chất dinh dưỡng có trong đó. Các chất dinh dưỡng này thường là các dung dịch cần có trong cây, tồn tại dưới dạng ion, có vai trò quan trọng cho sự phát triển của cây trồng.

Cách sử dụng đơn vị PPM

8. Tại sao Đo lường PPM lại quan trọng trong xử lý nước bể bơi?

Trong xử lý nước bể bơi, Sử dụng ppm để đo lượng khoáng chất và khí hòa tan có trong nước. Khi làm nóng nước, các tạp chất hòa tan này ở dạng ppm có thể gây ra các vấn đề trong thiết bị như cáu cặn bẩn và ăn mòn.

Tùy thuộc vào hàm đặc tính của nước chúng ta có thể đo và hòa tan bao nhiêu phần triệu khoáng chất. Sau đó, khi thay đổi nhiệt độ và nồng độ của nước, các khoáng chất này có thể thoát ra khỏi dung dịch. Cuối cùng là sử dụng các hóa chất xử lý nước bể bơi được đo và bổ sung theo ppm để giúp ngăn ngừa những vấn đề này.
Trên đây là những giải đáp được Bilico Miền Nam tổng hợp về PPM là gì?1 ppm bằng bao nhiêu? và cách sử dụng ppm. Quý khách cần tư vấn thêm hoặc cần giải đáp thêm, hãy liên hệ với Bilico Miền Nam theo Hotline: 0912644646. Trân trọng

 




Bài xem nhiều