Clo dư là gì? Nồng độ clo tiêu chuẩn trong bể bơi là bao nhiêu?
Clo dư là gì? Clo tổng là gì?
Clo là một hóa chất thường được dùng với mục đích khử trùng nước, nhằm bất hoạt hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây hại. Loại hóa chất này thường được dùng ở dạng nguyên chất Cl2 hoặc các hợp chất khác như: Natri hypoclorit (NaClO), Canxi hypoclorit (Ca(OCl)2).
Clo khi được cho vào nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học tạo ra HOCl. Có khả năng bất hoạt hoặc tiêu diệt vi khuẩn một cách hiệu quả. Lượng còn lại trong nước không phản ứng với bất kỳ chất nào được gọi là Clo dư hay Clo tự do. Clo dư khi kết hợp với các chất gây ô nhiễm sẽ tạo thành Clo kết hợp, nó sẽ làm giảm khả năng khử trùng nước.
Như vậy, Clo tổng được hiểu là tổng số của clo dư và clo kết hợp.
Clo dư trong bể bơi là gì?
Nhờ đặc tính khử trùng mạnh, Clo được ứng dụng trong ngành công nghiệp xử lý nước bể bơi.
Clo sau khi thêm vào nước bể bơi, sẽ làm bất hoạt hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Lượng Clo còn lại không tác dụng với bất kỳ chất nào, nên chúng vẫn tồn tại trong nước. Hay nói dễ hiểu hơn, đây chính là lượng clo có sẵn, được dùng để oxy hóa các chất hữu cơ ngay khi chúng vừa xâm nhập vào nước bể bơi.
Nồng độ của nó nếu ở ngưỡng an toàn, thì các ion Cl– có khả năng làm bất hoạt các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, khử trùng nước… Nhưng nếu vượt ngưỡng tiêu chuẩn, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người bơi. Đồng thời cũng như ảnh hưởng đến khả năng xử lý nước của một số loại hóa chất bể bơi khác.
Xem thêm: Cách pha Chlorine bột 70 % an toàn và đúng liều lượng
Đo clo dư bằng công cụ nào?
Đo nồng độ Clo dư là cách để kiểm soát nó ở ngưỡng an toàn, khi nhận thấy nồng độ này vượt ngưỡng cho phép sẽ có những biện pháp để điều chỉnh phù hợp. Hơn nữa công việc này thường được tiến hành trước khi sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào để xử lý nước bể bơi.
Vậy để biết chính xác nồng độ của nó là bao nhiêu, người ta thường sử dụng dụng cụ nào?
Đó chính là bộ dụng cụ test nước. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại, chẳng hạn như: bộ test SPS – Xuất xứ Trung Quốc, Bộ test Procopi – xuất xứ Pháp,… Do đó, bạn có thể chọn lựa bộ dụng cụ test nước theo nhu cầu của bản thân.
Dưới đây là quy trình đo nồng độ clo, người dùng có thể tham khảo để áp dụng nhé:
► Bước 1. Lấy mẫu thử
Đầu tiên bạn cần lấy mẫu nước trong bể bơi để tiến hành đo. Tốt nhất nên lấy nước ở độ sâu khoảng 50cm so với mặt nước, sẽ cho kết quả đo chính xác nhất.
► Bước 2. Nhỏ dung dịch OTO vào mẫu thử
Mở lọ dung dịch OTO, sau đó nhỏ 5 giọt vào ống nghiệm chứa mẫu thử. Đậy nắp ống nghiệm, sau đó lắc đều để dung dịch hòa tan vào nước.
► Bước 3. So sánh mẫu nước thử sau khi đã cho dung dịch OTO vào với nấc thang đo trên bảng màu. Nếu nấc thang màu từ 0,6 – 1,5 và Br từ 1,3 – 3,4 là mức clo chuẩn.
► Bước 4. Đọc kết quả test
- Nếu kết quả thử nghiệm < 0,6 thì cần cho thêm clo
- Nếu kết quả thu được >0,6 thì để Clo tự bay hơi
Nồng độ clo trong nước hồ bơi là bao nhiêu là chuẩn?
Nồng độ clo trong nước hồ bơi dư được cho là lý tưởng nếu ở ngưỡng từ 0.6–1.5 mg/l. Chính vì vậy trong quá trình vận hành bể bơi, bạn nên thường xuyên test nước để kiểm tra nồng độ của nó và tốt nhất nên duy trì nồng độ này ở chỉ số vừa được nêu.
- Trong trường hợp nồng độ thấp hơn 0.6–1.5 mg/l, sẽ hạn chế khả năng khử trùng của nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại rêu tảo và vi khuẩn sinh sôi phát triển.
- Tuy nhiên, nếu nồng độ cao trên 3mg/l, có thể gây ra một số tác dụng không tốt đối với sức khỏe người bơi, chẳng hạn như: bong da, khô da, nứt nẻ, khô tóc, kích ứng mắt, ngộ độc nếu nuốt phải…
Chính vì vậy để đảm bảo an toàn cho người bơi, nên duy trì nồng độ clo trong nước hồ bơi ở ngưỡng an toàn. Đặc biệt cần có biện pháp khắc phục nếu chỉ số này quá cao hoặc quá thấp.
Tác hại của Clo dư đối với sức khỏe con người
Việc lượng lớn Clo tồn tại trong nước uống sẽ gây độc cho cơ thể con người. Khi sử dụng bạn sẽ nhận biết được rõ mùi khó chịu của chất này. Nó là chất oxi hóa mạnh nên gây ra nhiều triệu chứng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Nếu sử dụng và tiếp xúc với Clo nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra ảnh hưởng đến hô hấp, gây khó thở, ho hay tức ngực, chóng mặt,… Ngoài ra, nồng độ clo trong nước hồ bơi dư quá nhiều thì khi tiếp xúc sẽ gây ra kích ứng cho mắt và da.
Chính vì vậy, cần chú ý hạn mức cho phép của Clo trong sinh hoạt và nước hồ bơi để tránh gây ra hậu quả không mong muốn.
Cách loại bỏ Clo dư trong nước
#1: Đối với nước sinh hoạt
Để loại bỏ Clo trong nước sử dụng hàng ngày thì phương pháp tốt nhất là bạn nên dùng máy lọc nước. Máy lọc nước tích hợp với màng lọc RO giúp khử khuẩn và Clo hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể đun nước sôi để có thể đẩy khí Clo có trong nước.
Nước sinh hoạt có Clo dư ở mức >0.5mg/l là mức đáng báo động.
#2: Đối với nước bể bơi
Với phương pháp khử khí Clo trong nước hồ bơi thì có khá nhiều phương pháp hiện nay. Phổ biến có thể kể đến:
- Phương pháp hóa học
- Phương pháp sử dụng than hoạt tính
- Phương pháp sục khí ozone
- Đèn UV
- Để tự bay hơi Clo
Phương pháp khử Clo bằng sục khí ozone hiện được nhiều người ưa chuộng bởi sự đơn giản mà hiệu quả cao nó đem lại.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi Clo dư là gì? Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ, có thể giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc duy trì nồng độ clo dư ở mức tiêu chuẩn. Thông tin chi tiết hãy liên hệ đến Hotline: 0912 644 646 của Bilico Miền Nam để chúng tôi tư vấn miễn phí nhé.